Giải Pháp Sàn Nâng

( 15-05-2018 - 01:33 PM ) - Lượt xem: 449

TIÊU CHUẨN THI CÔNG SÀN NÂNG KỸ THUẬT

Công tác chuẩn bị: Thống nhất kết cấu và bản vẽ.

Nhận bản vẽ thiết kế chi tiết các thiết bị trên sàn nâng kỹ thuật, vị trí ổ cắm điện, vị trí các thiết bị, bản vẽ kết cấu chi tiết vách ngăn, cửa kính đã được phê duyệt từ Chủ đầu tư. Kết hợp cùng bên thiết kế xem xét tất cả các vướng mắt còn tồn tại và đề xuất phương án giải quyết.

+ Bước 1: Làm vệ sinh công nghiệp toàn bộ hệ thống cốt sàn xi măng

Cùng cán bộ kỹ thuật của Chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu mặt bằng trước khi thi công.

Tiến hành dọn vệ sinh sạch sẽ các vật liệu còn sót lại trên mặt sàn, đánh và tẩy các vết bẩn, vữa rơi vãi đã đóng rắn trên mặt sàn xi măng, đảm bảo cho cốt sàn trước khi thi công không còn hóa chất có hại cho hệ thống sàn kỹ thuật.

+ Bước 2: Xác định chiều cao cần thiết của hệ thống kỹ sàn kỹ thuật

Tiến hành đo đạc, đánh dấu độ cao lên vách hoặc tường

Cao độ sàn sau khi được xác định sẽ tiến hành lấy mực dấu để không bị thay đổi trong suốt quá trình thi công. Việc xác định cao độ sàn phải phù hợp với chiều cao nhà, phụ vụ tốt cho các thiết bị để trên và dưới sàn. Đảm bảo rằng các hệ thống phía dưới sàn sau khi thi công không bị ảnh hưởng bởi độ cao sàn và sàn vẫn duy trì được hệ thống không khí lưu thông phía dưới mặt sàn.

Đối với vị trí cửa ra vào để giảm cao độ cho sàn nâng kỹ thuật , giải pháp tối ưu là thi công thêm các bậc đệm bằng cách gia công thép góc hoàn thiện bằng gỗ.

+ Bước 3: Chia ô và xác định các vị trí chân đế:

Sau khi đã xác định được chiều cao như thiết kế, sẽ tiếp tục xác định vị trí các chân đế bằng cách chia ô trực tiếp trên mặt sàn và đánh dấu mực để khi dán chân đế vị trí các chân đế không bị xê dịch. Chân đế được chia theo kệ kết cấu là 600x600mm

Dán chân đế xuống sàn bê tông bằng keo dán chuyên dụng, không sử dụng phương pháp bằng đinh vít.

Việc cân chỉnh sàn để đạt chiều cao cần thiết sẽ được thực hiện bằng việc tăng hay giảm mặt bích chân đế thông qua hệ thống ren linh hoạt cấu tạo của chân đế.

Bước 4: Lắp đặt hệ thống thanh đỡ ngang:

Thanh đỡ ngang có tác dụng phân bổ đều khả năng chịu lực của tấm sàn và triệt tiêu sự dịch chuyển của cả hệ thống. Sau khi dán chân đế bằng keo dán, chúng tôi sẽ tiến hành lắp đặt các thanh đỡ ngang, theo đúng quy chuẩn và kết cấu.

+ Bước 5: Lắp đặt mặt tấm sàn

Việc lắp đặt hệ thống mặt tấm sàn nâng kỹ thuật sẽ được tiến hành sau khi đã thi công hoàn chỉnh phần chân đế và thanh đỡ ngang. Đối với những tấm nguyên khổ thì đặt trực tiếp lên chân đế và thanh đỡ.

Đối với những tấm bị cắt do kích thước phòng thì trước khi lắp các tấm bị cắt sẽ được quết keo chống mối mọt và nếu có tiếp giáp với tường thì phải chèn lót thêm miếng băng xốp để tránh sự tiếp xúc trực tiếp với tường.

+ Bước 6: Hoàn thiện hệ thống sàn

Lắp đặt tấm sàn đến đâu hoàn chỉnh ngay đến đó. Ngoài ra để tạo độ phẳng và chống rung cho sàn, chúng tôi dùng theo keo chống xoay, miếng đệm nhôm và nêm nhựa.

Sau khi lắp đặt xong toàn bộ sàn chúng tôi sẽ tiến hành lấy phẳng và kiểm tra hệ thống mạch tấm lần cuối trước khi ban giao cho chủ đầu tư.

Vệ sinh sạch sẽ sàn trước khi bàn giao cho Chủ đầu tư. Nếu sàn có mặt hoàn thiện thì phải làm sạch, đánh xi bóng và làm căng mặt sàn tạo độ trơ cho mặt sàn, tăng độ chống mài mòn và độ chịu tải cho tấm

Các vật tư phụ khác

Keo dán chân đế: Keo dán chân đế là loại keo chuyên dụng của nhà sản xuất, liên kết chân đế thép với mặt cốt sàn. Đây là loại keo có đặc tính: bám dính cao, lấy độ phẳng dễ dàng, bền với thời gian và không bị ảnh hưởng của côn trùng hay các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Nêm nhựa: Nêm nhựa là vật liệu phụ dùng để chèn lót giữa tấm sàn và chân đế thép, giúp việc lấy phẳng của tấm dễ dàng hơn.
Băng dính xốp: Băng dính xốp có tác dụng ngăn sự tiếp xúc trực tiếp của tấm sàn vớii tường xây, hạn chế khả năng hút ẩm, tránh hiện tượng dãn nở vì nhiệt (sàn gỗ)
Keo định vị chân đế: Keo định vị chân đế là loại keo gốc ôxít đồng, nó là vật liệu dùng định vị, chống xoay của chân đế trong quá trình sử dụng sau khi lấy được độ phẳng sàn theo thiết kế.
Dụng cụ nâng tấm: Dụng cụ nâng tấm là công cụ dùng để di chuyển tấm dễ dàng, thuận tiện trong quá trình thi công cũng như quá trình sửa chữa bảo dưỡng sau nay.
Keo chống mỗi mọt: Mối mọt là loại côn trùng nguy hiểm nhất đối với hệ thống sàn kỹ thuật bằng gỗ ép. Đối với các tấm nguyên khổ mối mọt không có khả năng xâm thực, tuy nhiên với các tấm phải cắt gọt theo yêu cầu thi công thì nhà sản xuất đưa ra loại keo chuyên dụng dùng phét trực tiếp vào phần gỗ cắt gọt, xua đuổi mối mọt khi chúng xâm nhập (sàn gỗ)
Các vật tư đồng bộ khác

Chân đế

Chân đế thép được sản xuất khép kín tại phân xưởng với hệ thống ren ống lồng đồng bộ giúp điều chỉnh linh hoạt độ cao sàn theo thiết kế. Mặt bích có đường kính d = 75mm tăng khả năng tiếp xúc cho tấm và độ chịu tải của sàn

Chân đế theo có thể điều chỉnh linh hoạt cao độ thông qua hệ thống ren, chiều cao tối thiểu là 80mm, chiều cao tối đa theo yêu cầu của từng Chủ đầu tư.

Mặt trên của chân đế thép được lắp cùng với miếng đệm nhựa có 04 cạnh vuông cố định kích thước tấm sau khi lắp. Miếng đệm còn có tác dụng cách âm (giảm cường độ khi có âm tác động giữa chân đế thép và tấm sàn nâng kỹ thuật), và chống sự xuất hiện dòng điện chuyền từ chân đế lên sàn.

Miếng đệm nhựa sẽ được lắp cố định vào chân đế thép thông qua hệ thống 04 đinh vít.

Chân đế có loại đầu bằng, dẹt, chất liệu thép mạ dùng cho sàn có độ cao trên 150mm hoặc loại chân đế có đầu múi bằng nhôm hình chữ thập dùng cho loại sàn có độ cao dưới 130mm.

Khả năng chịu tải của chân đế ở dạng thẳng đứng  không bị biến dạng : 2722kg

Hệ thống thanh đỡ ngang

Để tăng khả năng chịu lực và phân bố tải cho các thiết bị trên sàn nâng kỹ thuật hệ thống thanh đỡ ngang được thiết kế lắp ghép cùng với hệ thống chân đế thép để tạo ra một mặt phẳng cho tấm. Độ chính xác của các thanh đỡ ngang được đảm bảo để cố định hệ thống chân đế thép thành khối thống nhất.

Bề mặt thanh ngang tiếp giáp với tấm sàn có dán lớp đệm chống ồn.

Thanh đỡ có hình hộp nhằm tăng khả năng chịu tải.

Sàn nâng kỹ thuật là gì – Ứng dụng – Tiện ích

Định nghĩa: sàn nâng kỹ thuật là một hệ thống bao gồm các tấm sàn có kích thước tiêu chuẩn được đặt trên hệ chân đỡ bằng kim lọai nằm trên bề mặt sàn bê tông. Sau khi lắp đặt hòan chỉnh hệ thống sẽ tạo ra khỏang trống bên dưới tấm sàn và mặt sàn bê tông để lắp đặt các tiện ích cho cho công trình như: hệ thống cáp điện, điện thọai, hệ thống lạnh…

Ứng dụng: hệ thống sàn nâng kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong các công trình: bưu chính viễn thông, phòng điều khiển, phòng tổng đài, các nhà máy điện, nhà máy công nghiệp, các công trình văn phòng cho thuê, các văn phòng công ty…

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SÀN NÂNG KỸ THUẬT

Tiện ích:

Dễ dàng bảo trì hệ thống điện bên dưới hệ thống sàn nâng kỹ thuật.

Tạo thuận lợi cho việc bố trí mặt bằng làm việc.

Dễ dàng bảo trì, sữa chữa hệ thống lạnh nếu được lắp đặt bên dưới hệ thống sàn nâng kỹ thuật

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc trang trí, sữa chữa hoặc có di dời…

Giới thiệu chi tiết về sàn nâng kỹ thuật

Hệ thống sàn nâng kỹ thuật bao gồm 3 phần chính là: tấm sàn, chân đỡ tấm sàn và thanh giằng, ngòai ra còn có một số phụ kiện để lắp đặt hòan chỉnh hệ thống sàn nâng gồm: keo dán chân đỡ, vít bắt thanh giằng, chụp nâng tấm sàn.

Tấm sàn: tấm sàn được làm bằng thép tấm dập dạng hộp và sơn tĩnh điện ở bên ngòai. Lõi bên trong của tấm sàn được độn xi măng để tăng độ cách âm và chịu lực. Kích thước tiêu chuẩn của tấm sàn: 600 x 600mm, dày 35mm. Bề mặt của tấm sàn được hòan thiện bằng lớp High Pressure Laminate chống tĩnh điện dày 1.2mm hoặc gạch nhựa chống tĩnh điện hoặc chưa được hòan thiện để có thể trải thảm.

Chân đỡ tấm sàn: được làm bằng thép mạ bao gồm 3 phần:

Phần đế chân đỡ: được làm bằng thép mạ theo kích thước 2.5mm x 100mm x 100mm.

Phần ống túyp chân đỡ: được làm bằng ống sắt tròn có đường kính 25mm, dày 1.3mm ống sắt được gắn vào phần đế chân đỡ, chiều cao ống sắt phụ thuộc vào chiều cao mặt sàn hòan thiện yêu cầu.

Phần đầu chân đỡ: được làm bằng thép mạ theo kích thước: 3.5mm x 76mm x 76mm phần này được gắn vào một cốt răng có chiều dài khỏang 80mm, khỏang cốt răng này có mục đích để tăng giảm độ cao chân đỡ trong khỏang +/-25mm nhằm mục đích bù phần chênh lệch cao độ do mặt sàn bê tông không bằng phẳng.

Chân đỡ tấm sàn được liên kết xuống mặt sàn bê tông bằng keo dán chân đỡ.

Thanh giằng: được làm bằng thép mạ dày 1mm có dạng hộp, kích thước 20mm x 30mm x 568mm, thanh giằng được gắn vào phần đầu chân đỡ bằng vít bắt thanh giằng. Mục đích của thanh giằng nhằm liên kết các chân đỡ với nhau để làm tăng độ vững chắc và chịu lực của cả hệ thống sàn

Thông số chịu tải của tấm sàn nâng kỹ thuật.

Hệ thống sàn nâng kỹ thuật được kiểm định theo tiêu chuẩn GB/T19001-2008/ISO9001:2008 Raised Access Floor – Platform Performance Specification bởi Ever Win Quality Certification Center (Trung Quốc) và EN 12825:2001 bởi TUV AUSTRIA CENT GMBH và phải đạt được các thông số chịu tải quan trọng sau:

Tải tập trung: 4.45 kN (tương đđđương 453 kg.)/625mm2 (1 inch vuông), tải được thử nghiệm khi đặt một vật có tải trọng trên diện tích 625mm2 (1 inch vuông) trên bất cứ điểm nào của tấm sàn và tấm sàn chịu được tải này với độ võng tối đa là 2.4mm.

Tải dàn đều: 23.00 kN (tương đương 2,300 kg.)/M2, tải được thử nghiệm khi đặt một vật có tải trọng trên diện tích 01 mét vuông diện tích sàn và hệ thống sàn chịu được tải này với độ võng tối đa là 2.4mm.

Hệ số an tòan của hệ thống sàn nâng: 3, được thử bằng cách nâng gấp 3 lần tải tập trung hoặc tải dàn đều mà hệ thống sàn nâng vẫn không bị gãy hoặc vỡ.

Tải va đập: 67 kg., được thử bằng cách thả một vật có trọng lượng là 67kg. từ độ cao 1M và hệ thống vẫn không bị gãy hoặc vỡ.

Độ phẳng của tấm sàn, độ xoắn tấm sàn và độ vuông của tấm sàn: dung sai sai lệch về độ phẳng của tấm sàn không vượt quá giới hạn cho phép là: 0.75mm, dung sai về độ vặn xoắn của tấm sàn không được vượt quá giới hạn cho phép là 1.0mm và dung sai về độ vuông của tấm sàn không vượt quá 0.06mm.

Độ chống tĩnh điện: tấm sàn khi được hoàn thiện bằng lớp High Pressure Laminates chống tĩnh điện sẽ có điện trở kháng trong khoảng từ 106Ω – 108Ω.

Các vật liệu hoàn thiện thêm: Tuỳ theo yêu cầu của công trình hoặc do chỉ định từ đơn vị tư vấn, thiết kế. Hệ thống sàn nâng kỹ thuật có thể được lắp đặt thêm các tấm cách nhiệt để chống thất thoát nhiệt khi sử dụng hệ thống làm lạnh từ bên dưới. Hệ sàn nâng kỹ thuật và các chân đỡ tấm sàn có thể được liên kết với nhau bằng dây cáp đồng sau đó kết nối vào hệ thống nối đất của công trình để chống sốc điện làm ảnh hưởng đến độ ổn định của thiết bị.

Facebook chat

SL:
Mua tiếp Giỏ hàng
   Giỏ hàng của bạn ()

Tổng tiền:
0902334899